Kinh tế vĩ môThế giớiPAY YOURSELF FIRST - NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TÀI SẢN ĐẦU TƯ

PAY YOURSELF FIRST – NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TÀI SẢN ĐẦU TƯ

Spread the love

Chúng ta chuẩn bị khép lại 2021 và bước sang 2022 với một kế hoạch mới. Mình nhận được rất nhiều câu hỏi kiểu 

– Em lương thấp, sinh viên mới ra trường, công nhân mới đi làm, tiền ít thì làm sao mà có tiền đầu tư?

– Em năm nay 30 tuổi, tỷ lệ giữa chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư thế nào là phù hợp ?

Để trả lời một cách hệ thống vấn đề này, mình xin chia sẻ 1 nguyên tắc vô cùng quan trọng trong tài chính cá nhân, đó là Pay YourSelf First – Hãy trả cho mình đầu tiên 

1. Tại sao phải trả cho chính mình trước ?

Đơn giản thôi, cứ tưởng tượng sau khi bạn về hưu, ai sẽ chu cấp cho bạn hàng tháng ?

  • Hệ thống lương hưu và bảo hiểm xã hội – Mình không tin hệ thống có thể đáp ứng 100% nhu cầu của bạn 
  • Con cái, gia đình và bạn bè ? Một số người sẽ có được hạnh phúc đó, tuy nhiên mình tin không phải đa số 😉

Để có một cuộc sống độc lập, tự do và hạnh phúc thì chắc chắn tự mỗi  phải lo được cho chính mình, như vậy ở đây Pay yourself first có nghĩa là bạn gửi tiền cho chính bạn trong tương lai, khi bạn không còn khả năng lao động 😉 hoặc không còn  muốn đầu tắt mặt tối. Và ai cũng hiểu là Tiền có giá trị thời gian, càng gửi sớm từ lúc trẻ, lãi sẽ càng cao 😉

 

2. Trả như thế nào ?

Thông thường bà con nhà ta thì nhận lương xong, chi trả cho các khoản cố định, tiêu xài rồi mới nghĩ đến chuyện tích luỹ đúng không ?

Còn nguyên tắc của Pay Yourself First thì ngược lại, tự động trích ra một khoản cụ thể từ mỗi khoản tiền lương tại thời điểm nhận được, sau đó mới tính đến chuyện khác.

Ví dụ: Bạn 25 tuổi, lương 8 triệu nhận về Tài khoản ở Ngân hàng X vào ngày 30 hàng tháng thì  thực hành nguyên tắc PYF,  bạn sẽ để tự động chuyển 25% tiền lương vào ngày 1 sang một tài khoản chuyên để tiết kiệm và đầu tư tại Ngân hàng Y.

Như vậy  với nguyên tắc PYF chúng ta sẽ luôn chủ động dành nguồn lực cho đầu tư, và theo kinh nghiệm cá nhân, thì tài khoản đầu tư càng được bổ sung mạnh mẽ, thì bạn càng tự tin hơn 😉 

3. PYF xong thì làm gì ?

Một sai lầm cơ bản của bà con là hay chỉ nghĩ đến tiết kiệm, hoặc bị động chỉ gửi ngân hàng.

Khoản PYF này trong tài chính cá nhân cần được xây thành 2 lớp tuần tự 

  • Khoản Tiết Kiệm : Bao gồm quỹ dự phòng từ 3-6 tháng chi phi phí sinh hoạt gửi tiết kiệm ngân hàng để khi cần có thể rút ra, chi phí mua bảo hiểm. 
  • Khoản đầu tư: Số tiền còn lại được xây thành các danh mục đầu tư, nếu bạn có thời gian có thể giao dịch hàng ngày, nếu bạn ít thời gian có thể mua các chứng chỉ quỹ. 

Như vậy, mục đích chính của PYF là xây dựng danh mục đầu tư 

4. Nguyên tắc của PYF

Trong việc thực hành xây dựng danh mục đầu tư, có một số nguyên tắc bạn cần lưu ý 

​3 TĂNG

  • Tăng thu nhập để nâng số tuyệt đối dành cho tích luỹ
  • Tăng tỷ lệ tích luỹ bao gồm cả tiết kiệm và đầu tư
  • Tăng tỷ lệ đầu tư khi đã đủ quỹ dự phòng tiết kiệm

3 KHÔNG 

  • Không rút tiền lãi từ  đầu tư, lãi nhập gốc.
  • Không sử trường hợp khẩn cấp vì đã có quỹ dự phòng 
  • Không rút tiền cho mục đích mua sắm, chi tiêu 

Ngoài ra thì tỷ lệ dành cho PYF sẽ phụ thuộc vào mỗi người vì mỗi người có một nhu cầu chi tiêu khác nhau, tuy nhiên trong quá trình tư vấn, mình hay bắt đầu bằng số tuổi của mỗi ngừoi. Càng trẻ, khi lương chưa cao, nhiều nhu cầu ăn chơi thì các bạn chỉ cần tích luỹ 2X%. Khi lập gia đình hoặc trung niên, thu nhập tăng lên, các bạn sẽ tăng dần tỷ lệ PYF của các bạn lên 

——————————————

Mình vừa chia sẻ xong nguyên tắc PYF, quan điểm của mình thì đây là một trụ cột quan trọng của tài chính cá nhân , quan điểm của bạn thì sao ? Tỷ lệ PYF của bạn đang ở mức bao nhiêu %, cùng chia sẻ nhé .

đăng ký ngay hôm nay

Lưu ý: Vui lòng kiểm tra hòm thư nếu không thấy thông báo

Nhận thông tin về bài đăng mới nhất

Nội dung độc quyền

Bài viết liên quan