Kinh tế vĩ môBỏ hay không bỏ room tín dụng và con lạc đà của...

Bỏ hay không bỏ room tín dụng và con lạc đà của ngân hàng nhà nước

Spread the love

Thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng thì có chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

 

Trong khi đầu tư công vẫn đang dậm chân thì mọi con mắt đổ dồn sang chính sách tiền tệ và thị trường tài chính.

Trong 3 trụ cột thị trường tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế thì trái phiếu doanh nghiệp đang hôm qua thấy bà con hội thảo bảo phải có niềm tin ;), còn thị trường chứng khoán thì mọi người biết rồi.

Có lẽ chính vì vậy mà thấy nơi nơi các chuyên gia đều hô phải bỏ room tín dụng, một công cụ dùng 11 năm rồi và có cơ chế xin cho gì ở đấy không

 

Hãy cùng trao đổi từng vấn đề

 

1 Tại sao phải giới hạn tăng trưởng tín dụng?

Các bạn giỏi tiếng Anh hãy xem ở đây https://www.bmeb-bi.org/index.php/BEMP/article/download/419/394 đại khái là sẽ có một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối ưu để không gây khủng hoảng ngân hàng và thị trường tài chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế, đặc sản của các nền kinh tế mới nổi với hàng loạt các tên tuổi rất quen thuộc

2. Dựa vào đâu ra con số tăng trưởng tín dụng ?

Thế giới chia 5 tỷ lệ Tăng trưởng tín dụng trên GDP và chúng ta rất tự hào đang trong nhóm cao nhất trên 130%, và con số 14% để hoàn thành các mục tiêu của chính phủ và quốc hội cũng đã là rất cao với tốc độ tăng GDP.

3. Tại sao một số ngân hàng được tăng nhiều hơn các ngân hàng khác, cơ sở là gì ?

Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng mô hình quen thuộc CAMELS  trong Thông tư 52 để đánh giá rất chi tiết tình hình sức khỏe của từng ngân hàng – Anh em vui tính hay gọi là con lạc đà 🙂

Dành cho anh em chưa biết con lạc đà là gì thì mình chia sẻ phía dưới, còn mình thì rất cảm ơn con lạc đà của SBV 😉 vì không phải đơn giản mà có đủ dữ liệu của tất cả các bank trong nhiều năm để tính ngưỡng, và hệ thống tính điểm cả định lượng và định tính vô cùng phức tạp.

Tự nhiên có đơn vị xếp hạng rủi ro, phân loại bank từ cao tới thấp, xong lại còn thực tế triển khai bằng hành động cấp hạn mức tín dụng, cấp sai là ảnh hưởng ngay đến chỉ tiêu ổn định vĩ mô thì quá ổn để mình sử dụng rồi 😉

2. Các yếu tố của Hệ thống xếp hạng CAMELS

Các chữ cái trong CAMELS là chữ cái viết tắt của những yếu tố sau mà người đánh giá sử dụng để xếp hạng các tổ chức ngân hàng:

Capital Adequacy (An toàn vốn): Người đánh giá sẽ đánh giá mức độ an toàn vốn của một định chế thông qua phân tích xu hướng vốn. Người đánh giá đồng thời kiểm tra xem định chế đó có tuân thủ những qui định liên quan đến rủi ro hay không. Để có được xếp hạng an toàn vốn cao, định chế đó phải tuân thủ các qui tắc và thông lệ về lãi và cổ tức. Các yếu tố khác khi xếp hạng và đánh giá mức độ an toàn vốn của một định chế là kế hoạch tăng trưởng, môi trường kinh tế, khả năng quản lí rủi ro, và tỉ trọng tập trung cho vay và đầu tư.

Asset Quality (Chất lượng tài sản): Chất lượng tài sản bao gồm chất lượng các khoản vay, phản ánh thu nhập của định chế. Đánh giá chất lượng tài sản bao gồm xếp hạng các yếu tố rủi ro đầu tư mà công ti có thể gặp phải và cân bằng được những yếu tố đó đối với thu nhập của công ti. Nó cũng cho thấy sự ổn định của công ti khi đối mặt với nhưng rủi ro cụ thể.

Người đánh giá cũng đồng thời kiểm tra xem các công ti bị ảnh hưởng như thế nào bởi giá trị thị trường của các khoản đầu tư khi so sánh với giá trị sổ sách đầu tư của công ti. Cuối cùng, chất lượng tài sản được phản ánh bởi hiệu quả của chính sách và thực tiễn đầu tư của định chế đó.

Management (Quản lí): Đánh giá quản lí quyết định liệu một định chế có khả năng phản ứng hợp lí đối với các căng thẳng tài chính hay không. Thành phần xếp hạng này được phản ánh bởi khả năng của chính sách quản lí trong việc phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro của các hoạt động thường ngày của định chế tài chính.

Nó bao gồm khả năng của chính sách quản lí trong việc đảm bảo các hoạt động của định chế tài chính là an toàn và tuân thủ với những qui định nội bộ và bên ngoài.

Earnings (Thu nhập): Khả năng tạo ra lợi nhuận của một định chế tài chính để có thể mở rộng, duy trì khả năng cạnh tranh và tăng vốn là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng tồn tại lâu dài của định chế này. Người đánh giá xác định điều này thông qua việc đánh giá mức độ tăng trưởng, sự ổn định, định giá, biên độ lãi ròng, mức giá trị ròng và chất lượng tài sản hiện tại của công ti.

Liquidity (Thanh khoản): Để đánh giá tính thanh khoản của công ti, người đánh giá sẽ xem xét độ nhạy cảm của rủi ro lãi suất, tính sẵn có của tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, tính phụ thuộc vào các nguồn tài chính biến động ngắn hạn và năng lực ALM (Quản lí tài sản nợ & có).

Sensitivity (Độ nhạy cảm): Độ nhạy cảm bao gồm mức độ rủi ro cụ thể có thể ảnh hưởng tới định chế tài chính. Người đánh giá sẽ đánh giá mức độ nhạy cảm của một định chế đối với rủi ro thị trường bằng cách giám sát việc quản lí mức độ tập trung tín dụng. Bằng cách đó, người đánh giá có thể nhìn thấy được việc cho vay tập trung đối với một ngành cụ thể có thể ảnh hưởng tới một định chế như thế nào.

 

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP01162530701&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=39055132448088311#%40%3F_afrLoop%3D39055132448088311%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162530701%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dhf6jzqns5_9

Youtube:

đăng ký ngay hôm nay

Lưu ý: Vui lòng kiểm tra hòm thư nếu không thấy thông báo

Nhận thông tin về bài đăng mới nhất

Nội dung độc quyền

Bài viết liên quan