Kinh tế vĩ môThế giớiLạm phát là làm phát nào? CPI và PCE khác gì nhau...

Lạm phát là làm phát nào? CPI và PCE khác gì nhau ?

Spread the love

FED họp và công bố tăng lãi suất – Biết rồi khổ lắm nói mãi ;), báo chí mấy hôm nay đầy ra, ai cũng vanh vách lạm phát Mỹ CPI cao nhất 40 năm không tăng thì chết à, đình lạm đến nơi.

 

Tuy nhiên, xem thật kĩ nội dung số liệu buổi họp thì mình thấy mấy điểm như sau

 

  1. NHẬN ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐÃ THAY ĐỔI SAU 3 THÁNG
  2. 3 tháng trước các anh ấy còn cho rằng tăng trưởng real GDP lên tới hơn 4% thì giờ các anh ấy vơte trung bình khoảng 2,5%
  3. 3 tháng trước các anh ấy cho rằng lạm phát lõi PCE chỉ khoảng 2%, giờ đã toàn 4%, có anh còn đánh tận 5%

 

Vậy là GDP thì tăng trưởng chậm lại và lạm phát thì cao lên, và trước đây 3 tháng thì các anh còn đánh giá rủi ro là câng bằng, còn giờ thì đều là downside 😉

 

Tuy nhiên, trong 3 mục tiêu là toàn dụng lao động thì may thay tỉ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức thấp.

 

Chứ nếu cao thì đúng là đình lạm như báo chí nói rồi, và lúc đó thì mới thực sự lãi suất to the moon.

 

  1. LẠM PHÁT ĐỂ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÀ  PCE CHỨ KHÔNG PHẢI CPI

 

Ngoài ra mình thấy do Việt Nam nhà mình chỉ có CPI hay sao mà báo chí khi đưa tin lạm phát chỉ chăm chăm nhìn CPI Mỹ, còn nhà điều hành Mỹ thì từ năm 2000 họ đã dùng PCE ☺

 

Bạn nào thích học thuật thì mình viết nghiêm túc ở đây  https://topi.vn/so-sanh-cpi-va-pce.html

 

Còn để hiểu đơn giản thì như sau :

 

Giả sử hàng hoá trên thị trường chỉ có 2 mặt hàng là Thịt Bò và Bánh mỳ.  Một ngày đẹp giời do giá cỏ lên cao đột ngột lên Bò tăng giá 7%, bánh mỳ tăng 5%. Ông bán thịt bò dốt toán nên bảo thôi tăng hẳn 7% cho dễ tính.

 

Để đo sự tăng giá này thì có 3 chỉ số

 

  1. PPI: Production Price Index : Đo sự tăng giá của nhà sản xuất, như vậy thì Bò tăng giá 7% , Bánh mì tăng 5%.
  2. CPI: Consumer Price Index – Tính cả bò và bánh mỳ vào rỏ hàng hoá, bò tăng 10% và Bánh Mỳ tăng 5%
  3. PCE: Thịt bò đắt quá, thôi nhịn, không ăn bò, chỉ ăn bánh mỳ thôi. Như vậy chỉ tính sự lên giá của bánh mỳ

 

Như vậy có vẻ PCE sát với đời sống hơn nên Alan GreenSpan từ năm 2000 khi thấy CPI quá cao, lãi suất để tính tăng chóng mặt thì đã chọn PCE cho nó đời hơn. Thực tế cho thấy từ khi áp dụng thì lạm phát mục tiêu luôn luôn sát.

 

Nói như vậy để thấy làm thống kê của Việt Nam cực, trong khi bà con đi ra chợ là vanh vách giá cả, trong khi giỏ hàng hoá thì vừa thiếu nên toàn bị trêu là số lạm phát đẹp trên TV

FED tăng lãi suất, môi trường vĩ mô thế giới thay đổi thì đúng rồi, còn Việt Nam nên quan tâm yếu tố nào thì mời mọi người cùng chia sẻ tại đây

đăng ký ngay hôm nay

Lưu ý: Vui lòng kiểm tra hòm thư nếu không thấy thông báo

Nhận thông tin về bài đăng mới nhất

Nội dung độc quyền

Bài viết liên quan