- Chúng ta cần tiền thì chúng ta phi xe máy vào cửa hàng cầm đồ, đặt vài hôm với lãi suất cao ngất ngưởng, lo xong việc thì chuộc lại hoặc nhờ người thân lấy hộ 😉 hoặc là chấp nhận mất tài sản
- Các định chế tài chính thì bản chất cũng như vậy nhưng họ gọi dưới một cái tên mỹ miều hơn rất nhiều, REPO ( Repurchase Agreement) và với hợp đồng REPO 105 , bán giá 100 mua lại 105 , chấp nhận mất 5% chỉ trong vài ngày thì lãi suất chẳng khác gì tiệm cầm đồ Việt Nam
Lehman Brothers – Anh em nhà Lehman) (thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư sang) là một tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Hoa Kỳ.
Năm 1824, Henry Lehman di cư tới Hoa Kỳ và mở một hiệu tạp hóa có tên Cửa hàng H. Lehman tại Montgomery, Alabama). Sau đó, ông đón hai em là Emanuel và Mayer Lehman sang và đến năm 1850 thì đổi tên cơ sở kinh doanh của mình thành Công ty Thương mại Lehman Brothers. Thời đó, ngành trồng bông ở Alabama rất phát triển và anh em nhà Lehman bán hàng cho khách nhưng thay vì nhận tiền mặt lại nhận hoa bông. Việc kinh doanh hoa bông phát đạt giúp cho cơ sở kinh doanh của anh em nhà Lehman lớn mạnh và họ quyết định mở thêm một văn phòng tại thành phố New York là trung tâm giao dịch hoa bông lúc đó và liên tục phát triển cho đến khi sụp đổ vào năm 2008
Anh Long Phan chắc vẫn ngậm ngùi khi bay hết tiền cổ phiếu vì vụ này nên khi SEC điều tra và công bố kết quả năm 2010 đã có một bài phân tích rất chi tiết tại đây https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/gian-lan-ke-toan-trong-vu-pha-san-cua-lehman-brothers-20100320122028346.chn
Kinh tế bùng nổ là cơ hội cho những thiên tài tài chính dễ dàng qua mắt người khác bằng nhiều chiêu trò, từ mức lợi suất cao chót vót nhưng không hề có thật cho đến doanh thu được thổi phồng lên so với thực tế. Nhưng suy thoái sẽ khiến “cái kim trong bọc” phải lòi ra vì cuộc vui nào cũng sẽ đến lúc tàn. Và đến khi đó thì như Warren Buffett từng ví von rằng “chỉ khi thủy triều rút thì bạn mới phát hiện ai đang bơi mà không mặc quần áo”.
Theo bạn ở Việt Nam có tình trạng nào giống Tiệm Cầm Đồ này không ?
Trong các định chế tài chính chuyên nghiệp, việc tách rời 2 nghiệp vụ “ Trading “ và “ Investing ” là đương nhiên vì mỗi nghiệp vụ có một cơ chế quản trị rủi ro khác nhau
- Bond có Banking Book : Danh mục mua và nắm lâu dài cho mục đích thanh khoản, khác hẳn với Trading Book : Danh mục luôn sẵn sàng để bán
- FX có trạng thái hệ thống và trạng thái tự doanh phân cho từng trader theo hạn mức, Trading FX thì có thể CFD, Leverage thoải mái nhưng trạng thái lớn thì không bao giờ 😉
Thông thường thì Investing bao giờ cũng lớn hơn Trading vì rủi ro khác nhau và rất ít khi book
Quay lại câu chuyện đầu tư cá nhân, các chuyên gia trong ngành thì cũng vậy thôi, họ tách riêng tài khoản đầu tư và tài khoản tự doanh rất rõ và tỷ lệ thì có người 50-50, có người 60-40 hoặc 70-30 tuỳ vào thời điểm thị trường cũng như một số điều kiện cá nhân. Bạn nào muốn theo dõi có thể đọc Facebook Đỗ Anh Việt, một trader từng mất triệu USD để theo dõi 😉
Mỗi tháng có hơn trăm ngàn nhà đầu tư mới vào thị trường, tuy nhiên mình có theo dõi thì những cái cơ bản nhất này ít công ty chứng khoán nào chia sẻ ;), chắc có lẽ công ty chứng khoán nào cũng muốn bà con trở thành Trader, phải all in và full margin
Chính vì vậy, mỗi đợt rung lắc của thị trường, thì chính những tay to, rung những chiếc bập bênh để FO ở lại say sóng đến mức phải nhảy ra. Bập bênh thì chính FO được mời vào ngồi với những lãi suất vô cùng hấp dẫn 😉
Chính vì vậy, nếu bạn mới, hãy nhớ 3 nguyên tắc vô cùng đơn giản
1- Không sử dụng vốn vay
2- Cổ phiếu chỉ là 1 lớp tài sản và trong cổ phiếu cần đa dạng hoá cả ETF , CCQ và có một lượng tiền nhất định
3 – Đầu tư lâu dài. Các tay to đánh xuống chán rồi lại đánh lên, nhưng dài hạn với nền kinh tế như vậy thì cứ cầm cổ phiếu tốt sẽ đi lên
Để chứng minh cho luận điểm của mình thì mình có tạo một danh mục với cơ cấu như sau
10% ETF- Mình chọn ETF VN Dimond vì AFA Capital đã đánh giá là hiệu suất tốt nhất
20% CCQ – Mình chọn VESAF vì cùng lí do trên
20% mình để tiền mặt
Như vậy là hết 50%
50% Còn lại mình phân bổ 25% vào VN30 và 25% VN Midcap
Kết quả thì đợt vừa rồi khi VN Index giảm hơn 12% thì Danh mục này giảm chưa tới 7%. Không tệ đúng không, 1tỷ lỗ 70 triệu thì vẫn không đến nỗi đau buồn cho lắm
Còn trong trạng thái bình thường thì mình có chia sẻ là cả ETF và CCQ nếu chọn đúng đều perform tốt hơn VN Index
THỊ TRƯỜNG LUÔN CÓ RỦI RO, VIỆC CHÍNH CỦA ĐẦU TƯ KHÔNG PHẢI LÀ CHẠY THEO LỢI NHUẬN MÀ LÀ QUẢN TRỊ RỦI RO, NẾU LÀM TỐT, LỢI NHUẬN SẼ ĐẾN.