Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, La Quán Trung đã mô tả “Không thành kế” là một trong những mưu kế đặc sắc của Gia Cát Lượng. Nhờ vào mưu kế này, Gia Cát Lượng không cần dùng một binh tướng nào cũng có thể đẩy lui Tư Mã Ý. Cụ thể, Gia Cát Lượng mặc dù không có quân viện binh nhưng vẫn vô cùng ung dung, bình tĩnh ngồi trên đầu thành đánh đàn. Hơn thế nữa, vị quân sư này còn cho mở rộng cửa thành, đánh lừa Tư Mã Ý rằng bên trong thành ẩn giấu vô số binh mã, đang chờ Tư Mã Ý tiến vào để vây công. Sau một khắc nghe Gia Cát Lượng đánh đàn, Tư Mã Ý đã trầm ngâm suy nghĩ, cuối cùng bỏ ngoài tai lời góp ý của tướng soái bên mình, quyết định rút quân bỏ đi.
Chúng ta thấy một số thông tin:
- Trong thành không thấy bóng dáng binh sĩ, chỉ có một số ngừoi già đang quét trước cổng thành
- Cổng thành thì mở toang
- Tướng của địch đang ngồi đánh đàn
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của một tướng trận mạc thì có thể có các ý nghĩ đã hình thành từ kinh nghiệm lâu năm:
- Tại sao phòng thủ thường phải đóng chặt cổng thành, tại sao lại mở cổng ?
- Thường phải binh mã cờ xí rợp trời, sao lại chỉ có mấy người già quét đường ?
- Thường tướng lĩnh phải hô hào, tại sao lại thảnh thơi chơi đàn và tiếng đàn không hề run rẩy mà rất tự tin?
Với những kinh nghiệm như vậy thì Tư Mã Ý cho rằng đó chính là một cái bẫy và ông đã quyết định không tấn công và tạo nên điển tích “ Không Thành Kế”
Tam Quốc thì chỉ là truyện nên thực hư thì không ai rõ, ngoài ra còn có giả thuyết là Tư Mã Ý cố tình như vậy để giữ đại cục cho thắng lợi về sau vì ông không có lợi khi nhà Thục Hán bị diệt sớm 😉
Câu chuyện trên tôi chỉ lấy làm ví dụ cho Thiên Kiến Xác Nhận – là một khuynh hướng của con người ưa chuộng những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ. Con người biểu hiện thiên kiến hoặc định kiến này khi họ thu thập hoặc ghi nhớ thông tin một cách có chọn lọc theo ý riêng của mình, hay khi họ diễn giải nó một cách thiên vị, thường đi kèm với sự từ chối xem xét các góc nhìn khác.
- Khi bạn đã mua cổ phiếu của một công ty và bạn cho là tốt, liệu bạn có thể vô tình tìm kiếm thông tin hỗ trợ cho niềm tin của mình về khoản đầu tư đó nhưng lại không thấy thông tin thể hiện các thông tin trái ngược khác nhau?
- Khi bạn đầu tư vào một lớp tài sản mà bạn cho là tốt , liệu bạn có đánh giá độc lập các thông tin không có lợi cho lớp tài sản của mình ?
- Khi bạn đã đầu tư, liệu bạn có xem xét độc lập các yếu tố vĩ mô và chỉ tìm các yếu tố hỗ trợ trong khi không xem xét các dấu hiệu tiêu cực để có sự chuẩn bị cho các phương án xấu ?
Chi tiết mời các bạn xem trong Clip: