Phân tích ngànhBất động sảnTăng trưởng tín dụng & Bất động sản: Dòng tiền từ đâu?

Tăng trưởng tín dụng & Bất động sản: Dòng tiền từ đâu?

Spread the love

Phần 1 mình đã trả lời 3 câu hỏi về tăng trưởng tín dụng, giờ thì lại cùng suy nghĩ tiếp về 3 câu hỏi với ngành Bất Động Sản

 

1- Liệu hạn mức tín dụng mới có vào Bất Động Sản ?

 

2- Nếu không vào bất động sản thì cấu trúc vốn của ngành BĐS có gì đáng e ngại ?

 

3- Giải pháp nào sẽ là trọng điểm về mặt nguồn vốn cho BĐS ?

 

1- Liệu hạn mức tín dụng mới có vào Bất Động Sản ?

 

Có vẻ các banks khi nhận được hạn mức mới đều tuyên bố rất hùng hồn là không vào BĐS, tập trung bán lẻ, sản xuất và kinh doanh, còn thục sự có vào không thì những con số thống kê không bao giờ phản ánh hết sự thực sinh động của cuộc sống

Và dù nếu chỉ nhìn con số thống kê thì cũng phải nhận thấy tín dụng BĐS của ngành ngân hàng không chỉ đơn thuần là số cho vay mà còn bao gồm

 

  • 1- Lượng trái phiếu BĐS mà các ngân hàng đã đầu tư trước đây
  • 2- Khối lượng bảo lãnh với mảng BĐS
  • 3- Tín dụng BĐS, phân thành 2 hạng mục
  • Tín dụng phục vụ nhu cầu
  • Tín dụng phục vụ mục đích kinh doanh

 

Cộng nhanh các con số này thì đâu đó cũng khoảng 3 triệu tỷ, hơn 30% tổng dư nợ ;).

 

Chưa kể ngoài Lạc Đà ( CAMELS) thì SBV sẽ kiểm soát mức độ an toàn vốn của hệ thống banks thông qua Thông tư 08  và Thông tư 41 nên xem ra cửa đã khá khép

 

2- Nếu không vào bất động sản thì cấu trúc vốn của ngành BĐS có gì đáng e ngại ?

 

Ngành BDS có các chỉ số nợ/ Tổng Tài sản khá lớn và ngày càng tăng. Giờ tín dụng hạn chế, Trái phiếu thì sau Tân Hoàng Minh thì thị trường đều trong tâm trạng hoang mang chờ Nghị định 153 sửa đổi. Nhìn khối lượng trái phiếu BĐS đáo hạn 2022 và 2023 sẽ thấy sức ép vô cùng lớn, tín dụng và trái phiếu DN đã tắc, liệu còn đường nào cho cổ phiếu và FDI ?

 

3- Giải pháp nào sẽ là trọng điểm về mặt nguồn vốn cho BĐS ?

 

Thị trường trái phiếu Doanh nghiệp đang đứng giữa 2 thái cực

 

  • Ủng hộ: tỷ trọng TPDN/ GDP còn thấp và thực sự đây là công cụ xử lý tốt vấn đề kì hạn, thay vì ngân hàng huy động vốn toàn 1-2 năm và cho vay 20 năm
  • Phản đối: Thị trường phát triển thiếu hệ thống giám sát, thiếu sự bảo vệ nhà đầu tư, tốt nhất là nên dẹp

 

Chính vì vậy toàn bộ  sẽ nhìn vào Nghị định 153 sửa đổi. Hãy cùng chờ xem

đăng ký ngay hôm nay

Lưu ý: Vui lòng kiểm tra hòm thư nếu không thấy thông báo

Nhận thông tin về bài đăng mới nhất

Nội dung độc quyền

Bài viết liên quan