Mỗi khi nền kinh tế đi vào suy thoái, chúng ta hay nghe thấy các chính sách nhằm kích cầu. Nghe khó hiểu vãi
Câu hỏi thường gặp ở đây là: Tại sao phải kích, sao không để thị trường tự điều chỉnh ?
Câu trả lời là: Cuộc khủng hoảng đầu thế kỉ những năm 2X-3X đã cho bà con những bài học quá lớn về vai trò của chính phủ. Không có sự can thiệp của chính phủ, nền kinh tế đã mất vài chục năm mới phục hồi.
Chính vì vậy những người theo trường phái Keynes, ông tổ của Kinh tế Vĩ Mô sẽ có chung một phản ứng, khi nền kinh tế có dấu hiệu chựng lại thì nhà nước sẽ phải ra tay.
Ra tay thế nào thì phải xem vấn đề nằm ở đâu, nếu vấn đề nằm ở đường Tổng Cung ( AS) thì khác, nằm ở đường Tổng Cầu ( AD) thì khác. Chính phủ trong ngắn hạn chỉ tác động vào đường tổng cầu, đó là tại sao lại kích và kích vào cầu.
Các chính sách tiền tệ và tài khoá là hai chân trụ để chính phủ đẩy đường tổng cầu về vị trí bên phải, hai chính sách này phải bổ trợ cho nhau vì nằm ở hai thị trường khác nhau là thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá.
Chính vì vậy nên trong điều kiện mà chỉ một chân chạy, chân kia nghỉ thì nó sẽ không thể đi xa được, và nguồn lực sẽ chỉ lòng vòng trong hệ thống ngân hàng, không chui vào nền kinh tế
Chi tiết thì mời bà con xem clip tại đây, chắc do Thanh Bùi hát Tình về nơi đâu hot nên bà con tò mò vào xem TIỀN VỀ NƠI ĐÂU cũng đông không kém